Bài thuốc dân gian hiệu quả từ lá lốt

Lá lốt là loại cây mềm mọc hoang ở nơi ẩm thấp trong rừng núi, và cũng được trồng ở nhiều nơi lấy lá làm gia vị và làm thuốc, lá hái quanh năm, có thể dùng thân, hoa, hay rễ.

Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Lá lốt thường được dùng để chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau; chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu.

la lốt

Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân:

Dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước đun sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối.

Chữa lỵ:

Lấy 1 nắm nhỏ lá lốt, sắc với 300ml nước đun sôi, dùng để uống.

Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay:

Đồng bào Mường có kinh nghiệm lấy 1 nắm thật to lá lốt, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống làm một lần. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi vài lần rồi vớt bã để riêng. Khi nước âm ấm thì dùng rửa sạch tổ đỉa. Lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày là khỏi.

Chữa bệnh phụ khoa:

Lá lốt 50g, nghệ 40g, phèn chua 20g, đổ nước ngập lên mặt thuốc 2 đốt ngón tay, đun sôi, bớt lửa giữ cho sôi lăn tăn 10-15 phút, chắt lấy 1 bát, gạn lấy nước trong dùng rửa âm đạo. Phần còn lại tiếp tục đun sôi dùng để xông hơi vào âm đạo, có thể xông nhiều lần.