Cách nấu cơm ngon với Gạo Quê, Gạo Bát Đỏ

Sử dụng nồi cơm điện là một cách đơn giản, hiệu quả và nhanh nhất để nấu cơm. Nồi cơm điện thông thường đều có chức năng giữ ấm sau khi nấu giúp bạn luôn có bữa cơm nóng hổi và thơm ngon.



Tuy nhiên nấu cơm như thế nào là đúng, hạt cơm dẻo ngọt thơm, giữ lại tối đa chất dinh dưỡng, không bị cháy và nát không phải là điều đơn giản. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn cách đơn giản nhất để nấu cơm bằng nồi cơm điện, áp dụng cho cả nồi cơ lẫn nồi điện tử.

cơm ngon với gạo quê Đà Nẵng

Nấu cơm ngon từ nồi cơm điện
Lưu ý: Đối với Gạo Lức Bát Đỏ thì bạn phải ngâm trước từ 8-24 tiếng đồng hồ trong nước lã trước khi đem nấu như các bước trong bài viết này

Bước 1: Đong gạo

nau-com-dung-cach

Hầu hết nồi cơm điện đều có cốc đong gạo đi kèm để bạn có thể đong chính xác gạo cho một lần nấu, mỗi cốc khoảng 150g gạo tương đương 2 chén cơm, nếu không có bạn có thể lấy chén cơm ra để đong, nhà mình thường đong 1 chén rưỡi cho 2 vợ chồng ăn.

Bước 2: Vo gạo

vo-gao


Gạo quê CH95, B7, B6 khi vo sẽ có màu đục (gạo đã đánh bóng ngoài tiệm nước vo gạo trong veo). Với sản phẩm gạo Bát Đỏ thì nước vo gạo có màu đỏ. Thường chúng ta nên vo gạo bằng nước 2 lần, vo vừa phải và không nên vo kỹ làm mất hết vitamin và khoáng chất có trong lớp cám gạo

Bước tùy chọn: Ngâm gạo trong vòng 30 phút 

Ngâm gạo trong vòng 30 phút ( nếu có thời gian) trước khi nấu sẽ giúp gạo nở đều hơn nhờ vậy nấu cơm sẽ ngon hơn, cơm chín đều, mềm cơm và không bị nát.

Bước 3: Đong nước

Cách đổ nước nấu cơm

Lượng nước nấu tùy thuộc vào loại gạo và sở thích của bạn. Nguyên tắc nấu cơ bản là sử dụng tỉ lệ số bát gạo = số bát nước thêm 1/2 chén. Ví dụ bạn nấu 1 bát gạo đong 1.5 bát nước, tương tự 2 bát gạo sẽ đong 2.5 bát nước. Hoặc đơn giản hơn là lắc tay nghiêng dần nồi cơm cho nước chảy ra ngoài cho đến khi nước ở mép nồi và đáy nồi như hình trên là vừa đủ, nếu bạn muốn dẻo hơn thì để nước cao hơn mức mũi tên một chút.

Bước 4: Thêm một ít muối, bơ hoặc dầu (nếu thích) 

Nấu cơm ngon

Việc này sẽ giúp cơm đẹp, có vàng óng hạn chế cơm dính, cháy ở đáy nồi và hạt cơm có gia vị.

Bước 5: Nấu cơm

 nau-com-gao-que

Lau bên ngoài lòng nồi bằng miếng giẻ khô, đảm bảo bề mặt nồi khô ráo, đặt lòng nồi vào trong thân nồi, xoay nhẹ sao cho đáy nồi tiếp xúc trực tiếp với mâm điện. Đóng nắp lại, cắm điện và bật công tắc.

Bước 6: Ủ cơm

Sau khi nấu xong, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm, lúc này bạn có thể rút điện ra và để yên không mở nắp trong vòng 10-15 phút, giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không bị dính vào thân nồi. Kết thúc quá trình nấu, mở nắp, xới đều cơm bằng muỗng xới hay đũa và thưởng thức.

Nấu cơm ngon ngoài đúng cách ra thì điều quan trọng là cần gạo ngon và an toàn, tìm hiểu thêm các loại gạo ngon và an toàn tại đây